Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Đồ sứ Imari


Trong ẩm thực, người Nhật không chỉ chú trọng đến hương vị của món ăn, mà cả trong cách thể hiện. Vật đựng bằng sứ Imari luôn là lựa chọn ưa thích để trang trí món ăn Nhật Bản.

Đồ sứ Imari là sản vật nổi tiếng của thị trấn nhỏ Arita thuộc thành phố Imari, thủ phủ của tỉnh Saga, tọa lạc trên đảo Kyushyu.

Khác với những sản phẩm được làm từ đất sét khác, đồ sứ có đặc điểm không chỉ đẹp, mà còn rắn chắc. Đồ sứ Imari là đại diện cho các sản phẩm gốm sứ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chất lượng của nó đã được thế giới khẳng định trong nhiều thế kỉ qua. Sứ Imari được chia ra làm hai loại chính là sứ Sometsuke và Iro-e.
Đồ sứ Imari là sản vật nổi tiếng của Nhật Bản

Đặc trưng của sứ Sometsuke là những hoa văn chỉ duy nhất một màu xanh được trang trí trên nền men trắng. Sứ  Sometsuke ra đời sớm nhất trong lịch sử tồn tại của đồ sứ Imari.
Sứ  Sometsuke ra đời sớm nhất trong lịch sử tồn tại của đồ sứ Imari

Loại thứ 2 là sứ Iro-e. Hoa văn trang trí trên dòng sản phẩm này mang nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau, thường là phong cảnh hoa lá, chim chóc. Iro-e là loại sứ men được sản xuất bằng phương pháp phủ men màu lên trên sản phẩm đã được vẽ họa tiết trang trí và nung trước. Những men màu thông dụng trong sứ Iro-e là màu đỏ, vàng kim, xanh lá và xanh biển.
Những men màu thông dụng trong sứ Iro-e là màu đỏ, vàng kim, xanh lá và xanh biển

Đối với sứ Imari, người Nhật không dùng chúng để bày trí và sử dụng một cách tùy tiện. Cách sử dụng ở đây không có nghĩa là bảo quản, mà đó là kỹ năng bày biện những đồ đựng bằng sứ Imari trên bàn ăn sao cho chúng hài hòa với món ăn và không khí của bữa tiệc.
Sản xuất và kỷ thuật:
Cao lanh là thành phần nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất đồ sứ. Sản phẩm sứ Imari sử dụng cao lanh lấy từ khu mỏ cao lanh Izumiyama ở thị trấn Arita.
Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit. Để tiết kiệm sức lực, các nghệ nhân tại Arita đã dùng sức nước trong công đoạn tán vụn đá cao lanh.
Sản phẩm sứ Imari sử dụng cao lanh lấy từ khu mỏ cao lanh Izumiyama ở thị trấn Arita

Sau khi những khối đá cao lanh được tán nhuyễn, người ta cho nước vào bột đá cao lanh và dùng chân giẫm lên hỗn hợp này hàng trăm lần để trộn chúng lại với nhau đồng thời tạo nên độ kết dính cần thiết. Màu trắng của nguyên liệu quyết định nên màu sắc thuần khiết của đồ sứ.

Tiếp đến là công đoạn tạo dáng cho đồ vật, việc này đòi hỏi người thợ phải sử dụng đến bàn xoay. Sau khi hoàn tất việc tạo dáng bằng bàn xoay, người thợ dùng một cái bào bằng sắt để gọt dũa nhẵn nhụa mặt ngoài của đồ vật. Dựa vào âm thanh phát ra khi dùng tay gõ vào đồ vật, người thợ sẽ phán đoán được sức chịu nóng của nó.

Sau đó, người thợ sẽ đặt khuôn mẫu vào bên trong của vật cần tạo hình. Họ cẩn thận dùng lòng bàn tay ấn mạnh vật cần tạo hình một cách đều đặn từ bên ngoài để nó hòa hợp với hình dáng của khuôn mẫu bên trong. Đối với những đồ sứ có hình dáng phức tạp thì người thợ không dùng đến bàn xoay. Sau khi đã thành hình, sản phẩm thô được tráng qua một lớp men. Công đoạn này giúp bề mặt sứ sáng bóng đẹp mắt.
Nét vẽ thon nhọn, mỏng manh, phá vỡ không gian trắng ngần của lớp men phủ bên ngoài đồ sứ tinh sảo không kém gom su minh long I

Để tạo độ bền chắc cho sản phẩm, người ta mang sứ vào lò nung trong 40 giờ với nhiệt độ khoảng 1300 độ C. Khi đồ sứ đã được nung xong, đến công đoạn trang trí hoa văn. Người thợ bắt đầu vẽ những nét thẳng để tạo dáng cho lá và thân cây. Nét vẽ thon nhọn, mỏng manh, phá vỡ không gian trắng ngần của lớp men phủ bên ngoài đồ sứ. Chúng là khung sườn cho hoa văn cầu kì trong các bước trang trí kế tiếp do đó cần phải có độ chính xác cao.

Bước tiếp theo là sơn màu lên đồ sứ. Bàn tay khéo léo của người thợ lướt nhẹ những nét cọ mềm mại trên mẫu vẽ thô. Thao tác được thực hiện rất tỉ mĩ. Thỉnh thoảng, người thợ lại vẫy nhẹ đầu cọ để điều tiết lượng mực tồn đọng giúp nét vẽ thanh thoát và màu sắc hài hòa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét