Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Gốm truyền thống Hòn Đất, Kiên Giang

Nghề gốm ở Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang đã phát triển thành nghề truyền thống của một bộ phận cư dân xứ Hòn gần 100 năm qua góp phần ổ định cuộc sống của nhiều gia đình nơi đây.
Tuy nhiên, mấy chục năm qua nghề gốm ở Hòn Đất chủ yếu là sản xuất các mặt hàng truyền thống như lò ràng, lị than, nồi đất, khuôn bánh khọt , các loại am, chum đựng nước, diệm dùng đặc rượu, v.v…
Mấy năm gần đây, đời sống của nhân dân được nâng lên cùng với thị trường đa dạng hoá các mặt hàng gia dụng như bếp ga, đồ điện, các mặt hàng được sản xuất từ nhuôm, sành, sứ cao cấp vừa tiện lợi, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của đại bộ phận nhân dân đã làm ảnh hưởng đến giá thành và đầu ra của sản phẩm gốm Hòn Đất.
Do đó, để nghề gốm ở Hòn Đất tồn tại và phát triển đòi hỏi cấp thiết đối với những người sống bằng nghề gốm là phải thay đổi hình thức sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển của xã hội.
Để giải bài toán về làng nghề gốm ở Hòn Đất, đầu năm 2007 với sự tài trợ của Trung tâm khuyến công tỉnh Kiên Giang một mô hình sản xuất gốm mới theo hình thức sản xuất hàng mỹ nghệ, do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đồng Thịnh ở xã Bình Sơn đang triển khai thực hiện.
Đây là một hình thức sản xuất mới với những mặt hàng gốm được sản xuất đảm bảo cả ba tiêu chí: kỹ thuật, mỹ thuật và giá thành sản phẩm. Qua bước đầu thực nghiệm cho thấy đây là một triển vọng mới đối với nghề làm gốm ở Hòn Đất.
Theo sự hướng dẫn của anh Đào Hùng Phương, Trưởng phòng Công Thương Khoa học Công nghệ Hòn Đất chúng tôi đến thăm làng nghề gốm thủ công thuộc ấp Đầu Doi, Thị Trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất.
Hiện nay trong ấp có trên 500 hộ dân, đã có gần một nửa với trên 500 lao động làm nghề sản xuất mặt hàng gốm.
Đất sét của xứ Hòn có độ mịm và dẻo rất cao nên khi nắn, nung ít hư, sản phẩm lại có độ bền nên được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Vào những năm 1980 là giai đoạn sung túc nhất của làng gốm Đầu Doi.
Các mặt hàng gia dụng làm bằng gốm ở thời điểm đó bán rất chạy nên hầu người dân địa phương sống nhờ vào nghề gốm. Nhà nào cũng có từ hai đến ba lò gốm và sản phẩm được ủ nung thường xuyên.
Nhiều gia đình có điều kiện còn tranh thủ mùa nắng sản xuất, tích luỹ để có hàng bán vào những tháng mùa mưa.
Giá mỗi cái lò ràng ở thời điểm đó có lúc tính bằng một giạ lúa. Có lẻ đây là giai đoạn ăn nên, làm ra nhất đối với những người dân ấp Đầu Doi.
Mấy năm gần đây các mặt hàng gia dụng được sản xuất từ gốm đã ít được người tiêu dùng quan tâm sử dụng hơn.
Hầu hết những gia đình thuộc diện trung bình trở lên đã dùng bếp ga, nồi cơm điện hoặc xây lò chụm bằng củi, trấu bằng gạch thay cho việc nấu củi bằng lò ràng, nồi đất.
Các mặt hàng gia dụng khác cũng dần được thay thế bằng đồ sành, sứ, nhuôm, nhựa, Inox nên các mặt hàng bằng gốm bán ít chạy và giá thành lại thấp. Giá sản phẩm thấp nên công thợ cũng rẻ. Một người thợ làm suốt ngày chỉ kiếm được 20.000 đồng tiền công.
Đến thăm gia đình chú Trần Văn Tuồng, gia đình chú cũng đã có trên 30 năm sống nhờ vào nghề gốm. Thế nhưng theo chú Tuồng cho biết hiện nay làm nghề gốm rất khó sống.
Một cái cà ràng loại lớn chỉ bán được 7.000 đồng. Lò than được rạng bằng thiết, trét xi măng thật kỉ loại lớn bán được hơn 40.000 đồng. Còn lại những loại nồi đất, lò nhỏ chỉ bán vài ba ngàn đđồng.
Nếu như so sánh với giá lúa ở thời điểm như hiện nay, gần hai chục cái cà ràng mới mua được một gịa lúa. Mặc dù giá thành thấp như vậy nhưng số lượng tiêu thụ cũng rất ít. Mội tháng chỉ bán hơn ngàn sản phẩm các loại đã là nhiều.
Chú Tuồng tâm sự:” Mấy mười năm chỉ làm quen với nghề này nên việc đổi nghề là rất khó. Còn con Trai chú Tuồng, em Trần Thanh Nam cho biết:” Nhiều khi cũng muốn tìm cách làm mới để duy trì và phát triển để cải thiện nghề gốm của gia đình nhưng chưa biết làm cách nào ?”
Đó cũng là những trăn trở và suy nghĩ của anh Huỳnh Như Sanh, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Thịnh. Là hoạ sĩ lại kiếm sống bằng công việc kế toán cho một công ty ở Kiên Lương.
Cứ mỗi lần có dịp đi ngang qua làng nghề gốm ở ấp Đầu Doi, anh Sanh lại thấy thương cho người dân làng nghề.
Lao động cật lực nhưng thu nhập lại thấp. Nhìn thấy màu gốm tươi gói, anh tiết cho những sản phẩm làm ra quá thô sơ, giá thành không cao. Với anh Sanh việc thay đổi cách sản xuất gốm để vừa có giá trị kinh tế cao hơn đã thôi thúc anh bắt tay vào nghiên cứu cách làm mới.
Anh Sanh đã bỏ công tìm hiểu xây dựng dự án sản xuất mặt hàng gốm mỹ nghệ chất lượng cao.Với dự án này anh Sanh đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Thịnh.
Để có kinh phí đầu tư đi vào sản xuất anh Sanh đã vận động bạn bè, gia đình ủng hộ trên với số vốn đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng, trong đó trung tâm khuyến công tài trợ 150 triệu đồng.
Với một người mới vào nghề, mà là nghề làm gốm mỹ nghệ quả là quá nhiều trở ngại. Tất cả điều bắt đầu từ con số không.
Để làm được việc, anh Sanh đã vận động một số thợ trẻ, say mê nghề cùng anh làm việc, Trung tâm Khuyến công Tỉnh Kiên Giang giúp anh rất nhiều trong việc chuyển giao kỹ thuật xây lò nung, tìm hiểu về độ mịn, độ nềm dẻo của đất, v.v… Riêng anh Sanh đã tự thiết kế ra hơn chục mẫu sản phẩm để đưa vào sản xuất thử.
Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất của anh Sanh trong những ngày giáp tết. Nói là cơ sở sản xuất nhưng qui mô cũng còn rất nhỏ hẹp. Khuôn viên làm việc với diện tích gần 200m2 vừa là nhà kho, nhà trưng bày sản phẩm, khu làm việc cho gần chục công nhân, lò nung, khu chế tác tượng của hoạ sĩ.
Theo sự giới thiệu của anh Sanh sau hơn gần một năm vừa nghiên cứu, vừa sản xuất thí điểm cơ sở của anh đã cho ra trên 1.000 sản phẩm với khoản 30 mẫu sản phẩm.
Đặc biệt là sản phẩm bình hoa loại lớn có gần 100 chiếc, nhưng là mẫu sãn phẩm độc bình . Mỗi kích cỡ , mỗi mẫu chỉ sản xuất một chiếc duy nhất như Bình Hồ Lơ cao gần một mét, bình cấm hoa lại lớn và loại trung bình với nhiều kiểu dáng và hoa văn khác nhau.
Tất cả các loại bình này được nung từ đất gốm của xứ Hòn với màu rất sắc. Những chiếc bình hoa này khi trang trí trưng bày trên những chiếc đế làm chân bình được chế tác từ gốc cây tràm.
Cây sắn đã tạo thêm vẻ đẹp tự nhiên hài hoà giữa: Màu đỏ đất gốm, của cây lá và hoa nhưng lại rất sang trọng và điệu nghệ khi được bày trí trong phòng khách hàng ngày hay trong phịng khách.
Bên cạnh việc sản xuất sản phẩm độc bình, Công ty Đồng Thịnh cũng sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ bằng gốm màu như: Những loại tranh nỗi bằng gốm, các loại sản phẩm dùng để trang trí.
Do mới sản xuất thử nghiệm nên sản phẩm chưa thật sự sắc sảo nhưng từ thành công bước đầu đã mở ra một triển vọng mới, một hình thức sản xuất để có sản phẩm mới hơn và có giá trị hơn đối với việc sản xuất gốm ở Hòn Đất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét