Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Bác Giang có làng gốm Thổ hà


Bác Giang có làng gốm Thổ hà 
Thổ Hà là một làng nghề thuộc xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội 35 km đường bộ. Thổ Hà có vị trí như một ốc đảo trên diện tích 20 ha. Đó là một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính. Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, bao đời sống bằng gạo chợ nước sông, thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Trước 1960 làng nổi tiếng về nghề làm gốm, từ 1990 lại đây nổi tiếng về nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo.
Thổ Hà nằm trên bờ sông Cầu nên giao thông đường thủy rất thuận tiện, thuyền bè đi lại tấp nập. Xuôi sông Cầu tàu thuyền có thể về Phả Lại và ra biển, ngược sông Cầu có thể lên Hiệp Hòa, Thái Nguyên. Than Quảng Ninh được chở bằng thuyền hay xà lan tới làng. Ngày xưa sản phẩm gốm của làng theo đường sông chở tới bán ở các vùng miền cả nước.
Làng nghề gốm cổ bên dòng sông
Làng nghề gốm cổ bên dòng sông
Đi vào trong làng, kỳ thú nhất là những ngõ nhỏ. Một màu đỏ của thứ gạch cũ kĩ đã mòn vẹt, trơ ra thần thái của những bước chân thời gian, ngõ nhỏ heo hút, tường xếp chằn chặn một thứ sành nâu đen bóng. Khách đến nơi đây thường có ấn tượng đặc biệt với những ngõ xóm hun hút đẹp một vẻ cổ kính, hoài niệm mà lại dân dã, lắng đọng.
Cái đặc biệt trong lối ăn ở của con người làng gốm cổ là sử dụng chính những đồ gốm, mảnh gốm bỏ đi để xây nhà, xây tường. Không trát vôi vữa, mặc kệ gió mưa mà tạo thành hình thành khối gắn kết độc đáo.
Nghề gốm Thổ Hà khác nhiểu vớ gốm sứ hiện đại là gom su minh long
Nghề gốm Thổ Hà phát triển từ thế kỉ 14 và là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt, bên cạnh Phù Lãng và Bát Tràng. Theo gia phả làng nghề và những mẫu hiện vật khảo cổ được tìm thấy thì Thổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ. Ông tổ của nghề gốm làng Thổ Hà được cho là tiến sĩ Đào Trí Tiến. Ông đã học được nghề gốm trên đường đi sứ Trung Quốc và truyền lại cho dân làng. Thổ Hà đã là một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm đã giúp người dân xây dựng một quần thể kiến trúc đình, chùa, từ chỉ, điếm bề thế uy nghi.
thoha-02
Để có thể tạo ra được các loại sản phẩm rất bền đẹp như chum vại, chĩnh chõ, tiểu sành có màu nâu sẫm, màu da lươn, người ta phải mua đất sét từ Choá ở huyện Yên Phong cách xa gần 10 km, hoặc mua đất sét ở Xuân Lai cách xa 12 km và phải chở qua sông rất vất vả. Đó là loại sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất có đặc tính dễ tạo hình và định hình khi nung ở nhiệt độ cao. Cũng nhờ vậy mà Thổ Hà có thể tạo ra các sản phẩm cỡ lớn với dung tích 400-500 lít. Ðồ gốm Thổ Hà không dùng men, được nung ở nhiệt độ cao để tự chảy men ra và thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc. Gốm của Thổ Hà để nghìn năm không bị mất màu do kỹ thuật nung tốt.
Vào những năm 40 của thế kỷ trước nghề làm gốm Thổ Hà rất phát triển. Giữa những năm 60 của thế kỷ trước dân cư trong làng phát triển, các lò gốm tốn nhiều diện tích đất và gây ô nhiễm nên nhà nước thành lập Xí nghiệp gốm Đá Vang trên vùng đồi núi của làng Lát cách Thổ Hà 3 km về hướng Bắc, toàn bộ dân làm gốm của Thổ Hà thành công nhân của xí nghiệp, ăn lương nhà nước.
Nghề gốm Thổ Hà – Bắc Giang (Ảnh chụp trước năm 1935)
Đất thó được dầm nát bằng chân
Đất thó được dầm nát bằng chân
Đất thó được dầm nát bằng 1 thứ dụng cụ riêng
Đất thó được dầm nát bằng 1 thứ dụng cụ riêng
Đất thó đã nhuyễn được đưa lên bàn xoay để nặn vại
Đất thó đã nhuyễn được đưa lên bàn xoay để nặn vại
Trong sân nhà làm đồ gốm: tiểu và chum đang phơi nắng
Trong sân nhà làm đồ gốm: tiểu và chum đang phơi nắng
Những dụng cụ của thợ làm đồ gốm
Những dụng cụ của thợ làm đồ gốm
Cửa lò bịt kín sau khi đã xếp đồ gốm vào nung
Cửa lò bịt kín sau khi đã xếp đồ gốm vào nung
Đầu những năm 80 kinh tế của thời bao cấp vô cùng khó khăn, dân làng chuyển sang nghề mới là làm mỳ gạo và nấu rượu từ sắn. Thời gian này nấu rượu từ gạo và buôn bán rượu vẫn bị cấm. Nhiều công nhân đã bỏ Xí nghiệp gốm để về làm hàng.
Đến năm 1988 đồ nhựa đã trở nên thông dụng, các sản phẩm như chum, vại bằng sành vừa to vừa nặng khó mà bán được nên Xí nghiệp gốm Đá Vang giải thể, đặt dấu chấm hết cho nghề gốm 700 năm của làng Thổ Hà.
Hoạt động nghề gốm Thổ Hà - ảnh chụp 2008
Hoạt động nghề gốm Thổ Hà – ảnh chụp 2008
Ngày nay dấu tích của nghề gốm vang bóng một thời là những bức tường nhà và bức tường ngõ xây toàn bằng những mảnh gốm vỡ hay tiểu sành phế phẩm mà không dùng chút vôi vữa nào, chỉ dùng bùn của sông Cầu để kết dính. Khách lạ có thể rất hãi hùng khi ngủ trong một phòng mà bốn bức tường xây toàn bằng tiểu sành.
Vài năm gần đây có một người dân Thổ Hà tập trung các nghệ nhân cũ để mở một lò gốm nhằm khôi phục nghề gốm cổ truyền, sản xuất các loại lọ hoa và tiểu sành, song việc khôi phục là rất khó khăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét