Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Bộ sưu tập gốm sứ vẽ tay đắt giá


Trị giá hàng chục triệu đồng một chiếc bình, dòng gốm sứ vẽ tay đậm nét văn hóa VN chỉ được sản xuất hạn chế theo đơn đặt hàng. TS ghi lại hình ảnh những "hàng độc" đã ra lò sau 5 năm dày công nghiên cứu.

Khác với nhiều hãng gốm sứ nổi tiếng trên thế giới thường vẽ màu trên nhiệt độ 850 độ C, dòng gốm sứ nghệ thuật cao cấp này được nghệ nhân vẽ màu ở 1.250 độ C sau khi men sứ đã được nung đến 1.380 độ C. Đây là công nghệ làm tôn những đường nét, hoa văn vẽ tay trên tác phẩm gốm sứ, tạo không gian ba chiều làm nền cho màu sắc và hình ảnh thăng hoa.
Tác phẩm có tên "Đầm sen xanh", chỉ 10 chiếc thế này được sản xuất. Mỗi bình có giá 71,2 triệu đồng.
Cũng là tác phẩm mang tên "Sen" nhưng chiếc bình này chỉ có một phiên bản duy nhất. Món hàng được giảm giá 30% và đã có khách đặt mua ngay. Giá công bố trước đây là 35,6 triệu đồng.
"Đêm sen" được chào bán với giá 41,5 triệu đồng, sản phẩm này được giảm giá 30% trong 10 ngày tính từ hôm 1/7.
Theo các nhân viên kỹ thuật, một sản phẩm hoàn chỉnh đạt chuẩn phải đáp ứng 8 tiêu chí là 4 không: thời gian, biên giới, tuổi tác, giới tính; và 4 có: mỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, hồn.
"Duyên đỏ" được niêm yết 71,2 triệu đồng, sẽ ra lò 10 sản phẩm. Một hội đồng thi gồm 8-10 người bao gồm ban giám đốc và các nhân viên kỹ thuật của hãng sẽ chấm điểm cho các tác phẩm gốm sứ nghệ thuật này. Theo đó, những mẫu hội đủ 8 tiêu chí sẽ được sản xuất số lượng chuẩn là 10 sản phẩm.
Cặp bình sứ có tên "Hoa hồng" và "Khoe sắc" này có giá gần 120 triệu đồng. Hầu hết khách tham quan đều xuýt xoa vì vẻ tao nhã, thanh lịch của sản phẩm và tròn mắt với mức giá của nó.
"Sắc đỏ" nóng bỏng vẫn đằm thắm hòa quyện với gam màu trắng dịu nhẹ, độ bóng và sâu của men sứ khiến cho các họa tiết nổi bật lên trên như vươn ra khỏi chiếc bình. Sản phẩm có giá 30,26 triệu đồng.
Tác phẩm "Quyến rũ" với hai gam màu đen trắng làm chủ đạo trị giá 53,4 triệu đồng.
Bình sứ "Hương xuân" làm toát lên vẻ đẹp tươi mới và ngọt ngào của mùa xuân, trên 50 triệu đồng.
Tác phẩm "Hương nấm".
Các anh hùng dân tộc cũng là chủ đề sáng tác của dòng sản phẩm gốm sứ nghệ thuật vẽ tay này. Trong ảnh là 2 chiếc bình miêu tả cảnh ra trận của vua Quang Trung, một hoàng đế hội đủ tài - đức - trí - dũng trong lịch sử VN.
Chủ đề của bức tranh trên thành bình này mang phong cách Á Đông với tên gọi "Thủ tiết". Nhân vật trong chiếc bình sống động và sắc sảo, các gam màu dịch chuyển tạo độ bóng, hình ảnh uyển chuyển, chìm vào lớp men tạo chiều sâu của không gian làm cho chiếc bình sứ trở nên sống động. Tác phẩm trị giá 53,4 triệu đồng.
Một khách tham quan thích thú với các mẫu bình sứ có họa tiết sinh động, thanh thoát đã tạo dáng chụp ảnh lưu niệm tại show room của Công ty Minh Long 1.
Tại xưởng vẽ, nữ nghệ nhân đang trổ tài sáng tạo các họa tiết trên thành bình đã được nung 1.380 độ C. Trung bình họa sĩ phải mất từ 2-3 tuần sáng tác và vẽ, chưa tính đến thời gian nung và gia công. Bộ sưu tập mới của Công ty Minh Long 1 được ra lò sau 5 năm nghiên cứu. Hiện nay công ty chỉ có 30 nghệ nhân và một số ít chuyên gia bậc thầy nghiên cứu và sản xuất dòng sản phẩm cao cấp này nên mỗi năm chỉ ra lò 40 chiếc, khách muốn mua phải đặt hàng trước.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Bán bộ đồ ăn cao cấp gốm sứ minh long

Bộ đồ ăn Bốn Mùa gốm sứ minh long 48 sản phẩm

Giá Bán 5,208,500  VNĐ
Bộ đồ ăn Bốn Mùa 10 người gồm 48 sản phẩm, mang tới bữa cơm âm cúng bốn mùa cho gia đình bạn

Bộ đồ ăn Hoa Hồng gốm sứ minh long 49 sản phẩm

Giá bán: 3,876,000  VNĐ
Bộ đồ ăn Hoa Hồng 10 người gồm 49 sản phẩm, mang tới sự ngon miệng cho gia đình bạn









Bộ đồ ăn Thiên Tuế 49sp

Giá bán: 3,326,000  VNĐ
Bộ đồ ăn Thiên Tuế 10 người gồm 49 sản phẩm, mang phong cách hoàng cung, mang tơi bữa cơm ấm cúng và ý nghĩa

gọi cho chúng tôi
sdt:  0351871134
email: support@gomvietnam. org
hoặc truy cập website: gom su minh long để có sự lựa chọn thêm nhiều dòng sản phẩm gốm sứ minh long cao cấp

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Gạch, sứ vệ sinh nhập chủ yếu từ Trung Quốc

TT - Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), hơn một nửa kim ngạch nhập khẩu gốm sứ và nguyên liệu hiện nay được nhập từ Trung Quốc. Cụ thể năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu gốm sứ và nguyên liệu theo đường chính ngạch (không tính nhập tiểu ngạch hay qua đường biên giới) ước đạt 237,83 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 136,23 triệu USD, tương ứng 57,28%.
Nếu tính riêng ngành hàng gạch ốp lát và sứ vệ sinh, nhập khẩu theo đường chính ngạch xấp xỉ 59 triệu USD và chia đều cho các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Malaysia, Tây Ban Nha, Nhật, Indonesia.
Một cán bộ có thẩm quyền của VIBCA cho rằng mặt hàng ốp lát và sứ vệ sinh của Trung Quốc nhập theo chính ngạch rất thấp, trong khi thực tế thị trường lại tràn lan hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc nhưng không rõ nhãn mác với giá bán rất thấp, gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ”

Tối 05-9, Đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ” đã diễn ra tại Sân Vận động tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 201

“Vũ điệu Gốm sứ” là đêm của sự giao thoa giữa gốm sứ và thời trang. Xuyên suốt chương trình là câu chuyện về gốm sứ, lịch sử nghề gốm cùng với sự phát triển của xã hội và con người Việt Nam của 22 làng nghề gốm sứ nổi tiếng từ Bắc vào Nam. Với sự sáng tạo của những nhà thiết kế, các sản phẩm gốm sứ của các làng nghề được thể hiện một cách sinh động qua những bộ sưu tập thời trang.

Bà Phạm Kim Dung – Tổng Giám đốc Công ty Sen Vàng (Thành viên Ban Tổ chức FGSVN-BD) chia sẻ: “Chương trình ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ” là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại được điểm xuyết vào lễ hội gốm sứ đầu tiên của Việt Nam. Chúng tôi đã mất khá nhiều thời gian để chọn lựa các sản phẩm gốm sứ từ nhiều làng nghề trên cả nước để sánh bước với các giai nhân, với những khúc ngợi ca về gốm sứ”.

“Vũ điệu Gốm sứ” đã giới thiệu các bộ sưu tập áo dài “Huyền thoại Rồng” của nhà thiết kế Ngô Nhật Huy, bộ sưu tập “Yếm hoa” của nhà thiết kế Thuận Việt, bộ sưu tập váy dạ hội “Bích thuỷ - Thổ hoàng” của nhà thiết kế Sơn Collection và bộ sưu tập áo dài Gốm sứ xưa và nay – “Hoả biến” của nhà thiết kế Sỹ Hoàng.


Nhân dịp này, Ban Tổ chức FGSVN-BD cũng đã trao giải cho các thí sinh đạt giải tại cuộc thi “Ý tưởng thiết kế và trang trí các sản phẩm gốm sứ” do công ty Gốm sứ Minh Long I tổ chức. gom su minh long
 

 
Một số hình ảnh tại đêm ca nhạc thời trang “Vũ điệu Gốm sứ”:
 










Một số nghệ nhân tiêu biểu tại Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010

Mỗi sản phẩm gốm sứ làm ra không chỉ là đất nung qua lửa mà còn được người thợ làm gốm thổi hồn vào để tạo nên những sản phẩm độc đáo. Những nghệ nhân với óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, họ đã đem đến cho đời những sản phẩm gốm sứ đáp ứng được nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho công chúng. Và đồng thời góp phần khôi phục các làng nghề gốm sứ truyền thống và đưa hình ảnh đất nước Việt Nam đến với bạn bè thế giới qua các sản phẩm gốm sứ.



 
33 nghệ nhân tiêu biểu đại diện cho 21 làng nghề gốm sứ được tôn vinh tại lễ khai mạc Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 là những người đại diện cho hàng trăm, hàng ngàn nghệ nhân, thợ thủ công đang ngày đêm góp cho đời những sản phẩm gốm sứ mang nét riêng của con người Việt, dân tộc Việt. Dưới đây là hình ảnh của một số nghệ nhân tiêu biểu trong số 33 nghệ nhân được tôn vinh.

1. Ông Lý Ngọc Minh – Nghệ nhân làng gốm Lái Thiêu – Bình Dương
 

2. Ông Lý Ngọc Bạch – Nghệ nhân làng gốm Lái Thiêu – Bình Dương
 

 
3. Ông Lương Thanh Táo – Nghệ nhân làng gốm Phước Tích – Thừa Thiên – Huế


 
4. Ông Trần Văn Là – Nghệ nhân làng gốm Biên Hòa – Đồng Nai gom su minh long
 

Tài hoa nghệ nhân qua hội thi "Hồn đất"

Từ 9h00 sáng ngày 07/09, Ban giám khảo hội thi tài hoa gốm Việt – Hồn Đất đã có buổi hội ý để cân nhắc chọn ra những tác phẩm độc đáo thể hiện tài năng, sáng tạo của các nghệ nhân gốm Việt.
Ban giám khảo bên cạnh 1 chiếc bình gốm với chiều cao nổi bật
Ông Lê Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở VHTT& DL tỉnh Bình Dương tổng kết hội thi tài hoa gốm Việt "Hồn Đất"

Các tác giả đạt giải

Một không gian tranh tài, đua nghệ nghề gốm sứ đã được tổ chức với hội thi tài hoa gốm Việt chủ đề “Hồn đất”. Đây là cuộc thi dành cho những người thợ chế tác các sản phẩm gốm sứ, thiết kế, vẽ trang trí, tạo dáng các sản phẩm độc đáo và mang ý nghĩa sâu sắc. Hội thi đã thu hút 48 sản phẩm gốm sứ theo 34 chủ đề của 30 đơn vị tham gia. Nhiều tác phẩm thể hiện sự sáng tạo và kĩ thuật điêu luyện của các cá nhân, đơn vị hoạt động trong ngành sản xuất gốm sứ. Kết quả: 

- Giải 2 (bình hoa "Lưỡng long đằng vân" - tác giả Trần Ngọc Khang, Công ty gốm sứ Minh Long 1)
- Giải 3 (đĩa gốm "Cá nước" - Vũ Đức Thắng - Huỳnh Chí Đông Hải – Công ty CP Tinh hoa đất) 
- 3 giải khuyến khích:
+ “Tình mẫu tử” của Đàng Thị Thanh Thúy – Cơ sở SX gốm Thuần Trang
+ “Thiền” của làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh)
+ Tác phẩm “Hoa Sen đất” của làng gốm Vạn Bình (Khánh Hoà)
+ Tác phẩm “Cặp đèn trang trí” của làng gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)

Tác phẩm "Thiền" - làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh)

Ban giám khảo quyết định không chọn giải nhất, thay vào đó là giải sáng tạo dành cho tác phẩm "Cá và chiều thời gian" của tác giả Nguyễn Văn Kiên - làng gốm Bát Tràng.
Phỏng vấn tác giả “Cặp đèn trang trí” - làng gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)
Bình gốm nguyên khối lớn nhất từ trước đến nay của làng gốm Bầu Trúc

Hội thi đã tạo một sân chơi đầy trí tuệ, xúc cảm để các nghệ nhân thể hiện trình độ, kĩ thuật và sự sáng tạo không giới hạn của mình trong nghệ thuật chế tác gốm sứ. Theo lời ông Lê Hữu Phước, Phó giám đốc Sở VH TT& DL tỉnh Bình Dương, thành viên Ban giám khảo nhận định: “ Kết quả của cuộc thi chỉ mang tính tương đối và ngay cả những tác phẩm đạt giải cũng chưa hẳn đã thực sự hoàn hảo. Mỗi tác phẩm dự thi đều mang một nét rất riêng và chứa đựng thông điệp sâu sắc khác nhau, kể cả những tác phẩm không đạt giải. Chúng tôi đánh giá cao tay nghề, sự khéo léo và sáng tạo của các đơn vị tham gia hội thi. Mong là sẽ có dịp được thưởng thức nhiều hơn nữa thành tựu từ bàn tay tài hoa của nghệ nhân gốm Việt.”
gom su minh long

Niềm vui các nghệ nhân làng nghề gốm sứ

Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 là ngày hội dành cho các làng nghề gốm sứ và những ai yêu thích nghệ thuất gốm sứ trên khắp mọi miền đất nước. Đủ các kiểu dáng, sắc màu của gốm hội tụ về đây. Trong niềm vui khi lần đầu tiên tham dự Festival gốm sứ tại Bình Dương, các nghệ nhân đã có những chia sẻ chân thành.

Anh Hoàng Thành Truyền – người phụ trách chính về kỹ thuật và tạo hình gốm sứ tại Làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam) cho biết: “Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 là cơ hội để chúng tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, các kỹ thuật tạo hình gốm sứ để ứng dụng cho cơ sở sản xuất của mình. Những sản phẩm trưng bày sẽ được bán sau đêm khai mạc Festival”.
Anh Hoàng Thành Truyền – người phụ trách chính về kỹ thuật và tạo hình gốm sứ tại Làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam)
Làng gốm Long Hồ (Vĩnh Long) đã trải qua nhiều chặng đường phát triển. Từ năm 1983, là một cơ sở sản xuất của nhà nước, Gốm Long Hồ từ những ngày đầu khó khăn đã vươn mình ra xa khỏi phạm vi nhỏ bé của khu vực. Năm 1993, Gốm Long Hồ trở thành một cơ sở sản xuất liên doanh với tên gọi Gốm Mỹ Nghệ Long Hồ. Tuy nhiên, sản phẩm giai đoạn này còn nhiều nhược điểm như: không nung được sản phẩm lớn, tỷ lệ hao hụt cao.
Bà Hồ Thị Thắm (giữa) – Người sáng lập Gốm Mỹ Nghệ Long Hồ - Vĩnh Long

Bà Hồ Thị Thắm – Người sáng lập Gốm Mỹ Nghệ Long Hồ chia sẻ: “Từ năm 1997, chúng tôi đã nghiên cứu thành công quy trình nung đất đỏ theo công nghệ mới và khắc phục những nhược điểm trên. Các sản phẩm đạt chất lượng cao và có mặt ở các nước châu Âu, Mỹ và Nhật”.
Đại diện làng gốm Tây Sơn - Bình Định - Nghệ nhân Phan Thanh Bộ
Đại diện cho tỉnh Bình Định tham dự Festival Gốm sứ Việt Nam 2010 là Làng gốm Tây Sơn. Nghệ nhân Phan Thanh Bộ chia sẻ: “Đã tham gia nhiều hội chợ triển lãm và Festival, gần đây nhất là Festival Tây Sơn Bình Định – 2008 nhưng Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 mang một dấu ấn đặc biệt. Đây là một cơ hội để chúng tôi được giao lưu và học hỏi về kỹ thuật chế tác gốm sứ của các làng nghề trên khắp mọi miền đất nước. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng làng gốm Tây Sơn mà là niềm vinh dự cho tất cả những làng gốm tham dự Festival lần này”.
Nghệ nhân Đàng Xem - làng nghề Bàu Trúc Ninh Thuận trong đêm pháo hoa khai mạc
Tên tuổi của Nghệ nhân Đàng Xem không mấy xa lạ đối với những ai yêu thích nghệ thuật gốm sứ. Ông là người đã đưa làng nghề Bàu Trúc (Ninh Thuận) hội nhập với sự phát triển của nghề gốm trong cả nước. Không ngừng sáng tạo để thúc đẩy Làng gốm Bàu Trúc đi lên và mang lại đời sống ấm no cho các công nhân làm gốm là những gì ông luôn ấp ủ. 

T
ất cả những nghệ nhân cùng làng nghề tham dự Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 đều có cùng tâm trạng vui tươi và phấn khởi, niềm tự hào khi được tham dự một lễ hội gốm sứ lớn nhất từ trước đến nay. 

Hội thảo gốm sứ Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Ngày 6/9, tại Hội trường UBND tỉnh Bình Dương, hội thảo chuyên đề “Gốm sứ Việt Nam trong tiến trình hội nhập” đã diễn ra với sự tham dự của gần 70 đại biểu. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của festival gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010. 
Ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Trưởng ban tổ chức Festival

Đến tham dự hội thảo có ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Trưởng ban tổ chức Festival; ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt nam; Tiến sĩ Thượng Văn Hiếu,Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương và bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương. 

Ở phần đầu buổi hội thảo, nội dung chính trình bày về vấn đề bảo tồn và phát triển giá trị gốm sứ Việt Nam. Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trình bày tham luận “Làng nghề và vấn đề phát huy các giá trị đặc sắc của gốm sứ truyền thống” và TS. Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Cách mạng VN và Ths. Phạm Thúy Hợp, Phó trưởng phòng QLBT Cục Di sản văn hóa trình bày “ Nghề gốm Việt Nam cần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống”. 

Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt nam nhận định: “Công việc chúng ta cần phải làm là nhận diện và xác định rõ các nghề gốm truyền thống trong di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên toàn quốc và mỗi địa phương cần được bảo vệ. Nhà nước cần có chính sách phát huy vai trò của nghề gốm thủ công truyền thống trong xã hội và lồng ghép việc bảo vệ loại hình di sản này vào các chương trình, quy hoạch; chỉ định cơ quan đủ năng lực bảo vệ nghề gốm thủ công truyền thống hiện có trên lãnh thổ. Những cơ quan này cần tăng cường nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật cũng như phương pháp luận về nghiên cứu nhằm bảo vệ có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể này, đặc biệt là làng gốm địa phương đang có nguy cơ bị mai một, nghề làm gốm có thể bị thất truyền”.
Hội thảo "Gốm sứ Việt Nam trong tiến trình hội nhập"


Phần 2 của hội thảo bàn về vấn đề “Phát triển gốm sứ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” với nhiều bài tham luận được dày công nghiên cứu khá sâu sắc. 

Chủ đề cụ thể: 

- Gốm sứ Xây dựng Việt Nam phát triển và hội nhập (Ông Đinh Quang Huy Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam) 

- Vai trò và các giải pháp phát triển ngành hàng gốm sứ tại Tỉnh Bình Dương (Bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương)
 
- Làng nghề gốm Đồng Nai trên đường hội nhập và phát triển (Hiệp hội Gốm mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai) 

- Công nghệ sản xuất gốm sứ (Tiến sĩ Thượng Văn Hiếu,Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương)
 
- Vấn đề đẩy mạnh du lịch - làng nghề và xu hướng phát triển du lịch - làng nghề lĩnh vực gốm sứ (Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) 

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế (Ông Nguyễn Lực, Trưởng Đại diện Hiệp hội Làng nghề tại TP. HCM)
 
- Ngành gốm sứ đất đỏ Vĩnh Long – Quá trình hình thành và phát triển ( Bà Hồ Thị Thắm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm Mỹ nghệ Xuất khẩu Vĩnh Long) 

- Xây dựng chiến lược marketing gốm mỹ nghệ: kinh nghiệm từ là nghề gốm Bàu Trúc (Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và XTTM tỉnh Ninh Thuận). 
Bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở, làng nghề gốm sứ trong địa bàn tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương tâm huyết : "Cần tạo nhiều cơ hội để doanh nghiệp thuộc Hiệp hội tiếp cận với thị trường thông qua hoạt động hội chợ, hội thảo, hình thành trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm, siêu thị đồ gốm sứ, hệ thống phân phối sản phẩm ở các thị trường lớn trong nước nhằm tiếp cận khách du lịch nước ngoài. Đây là cơ hội tốt để XK tại chỗ. Hiệp hội gốm sứ cần đề xuất các chính sách thích hợp cho ngành gốm sứ Bình Dương để ổn định và phát triển. Trước mắt làm tốt kế hoạch rà soát, thống kê các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động, xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm xuất khẩu, phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực và các nguồn lực khác".
 
Sau phần thảo luận khá sôi nổi, tổng kết sơ bộ kết quả cũng như những ý kiến đóng góp hay của các vị đại biểu tham dự, Chủ tọa Hội thảo, Ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Trưởng ban tổ chức Festival đã có lời cảm ơn và tuyên bố bế mạc hội thảo.
gom su minh long 

Tinh hoa gốm Việt hội tụ

Sáng ngày 3/9/2010, tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ Khai mạc trưng bày cổ vật gốm sứ với chủ đề: “Tinh hoa gốm Việt” cùng sự tham dự của các khách mời là đại diện các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, các phóng viên báo chí, đài phát thanh truyền hình và những du khách trên khắp mọi miền đất nước.
TS. Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Tiến Sĩ Nguyễn Đình Chiến – P.Giám đốc bảo tàng lịch sử Việt Nam rất ấn tượng với chủ đề “Tinh hoa gốm Việt” vì chủ đề này đã thể hiện những đặc trưng tiêu biểu của nghề gốm Việt Nam. Những hiện vật tham gia trưng bày đã được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm mang đến cho du khách thưởng ngoạn những gì tinh túy nhất của nghệ thuật gốm cổ. Có trên 700 hiện vật tham gia trưng bày chủ yếu là gốm men trắng, gốm men màu, gốm hoa lam,…đặc biệt là các hiện vật trên 5 chuyến tàu cổ: 1. Tàu Cù Lao Chàm chở hàng vào thế kỷ 15. 2. Tàu Bình Thuận chở gốm vào thế kỷ 16, 17. 3. Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu chở gốm thời Khang Hy – Trung Quốc. 4. Tàu Cà Mau chở gốm thời Ung Chính. 5. Tàu Kiên Giang chở gốm Thái Lan vào thế kỷ 15. Trong đó, đặc sắc nhất vẫn là các cổ vật trên con tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm vào thế kỷ 15. Những cổ vật này phản ánh kỹ thuật chế tạo đạt trình độ cao và phản ánh sự giao lưu kinh tế bằng con đường tơ lụa trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực vào thế kỷ 15. Có những cổ vật đạt tiêu chuẩn sứ, lần đầu tiên tìm thấy trang trí vàng kim trên gốm. 
Cắt băng khai mạc triển lãm "Tinh hoa Gốm Việt" tại Bảo tàng Bình Dương

Gốm men trắng xuất hiện từ thời Lý (TK 11 – 13), đây cũng được coi là thời đại của gốm men trắng với xương gốm dày, sắc men trắng như nước gạo nếp, men phủ dày và có vết rạn nhỏ li ti. Các loại hình chủ yêu như ấm, liễn,… Gốm men trắng còn tồn tại đến thể kỷ 18 – 19, chủ yếu trên các sản phẩm thuộc lò gốm Bát Tràng (Hà Nội) nhưng đã chuyển thành màu xám ngà trắng chì. 

Gốm hoa nâu còn gọi là gốm men trắng hoa nâu được xem như một dòng gốm đặc trưng nhất, mang đậm chất riêng Việt Nam với kỹ thuật độc đáo là cạo men phủ để tạo hoa văn, để lộ phần xương đất rồi mới tô nâu lên phần được cạo. Gốm hoa nâu xuất hiện từ thời nhà Lý (TK 11-13) với những đồ gốm kích thước nhỏ như: tượng người, ấm chén,… Dòng gốm này phát triển rực rỡ và trở thành đặc trưng gốm thời Trần (thế kỷ 13-14) với kỹ thuật như gốm thời Lý nhưng đa dạng về kiểu dáng và có kích thước lớn như: thạp, thố, bình,… trang trí hoa văn như hình hoa sen, chim muông, hình người,… mang đậm nét văn hóa Việt. Đến TK 18, dòng gốm hoa nâu đã giảm dần về số lượng.
Thạp Hoa Nâu đời Trần -
Gốm Quảng Đức

Gốm hoa lam còn gọi là gốm men trắng vẽ lam, xuất hiện cuối TK 14 vào đời Trần nhưng đến TK 15 mới được sử dụng rộng rãi với các loại hình chủ yêu như: bát, đĩa, ang, bình, lọ,…Màu xanh lam sáng, được thể hiện trên men trắng ngà, xương gốm bằng đất sét tinh luyện với những nét vẻ tinh xảo mang đậm sắc thái văn hóa Việt như: cánh sen, chim phượng, cá chép,… Trung tâm của gốm hoa lam TK 15-16 chủ yếu là vùng Hải Dương, trong đó các lò gốm Chu Đậu, Hùng Thắng phát triển mạnh.

Gốm cổ từ Bảo tàng Bình Định

Ngoài những cổ vật gốm sứ, tại cuộc trưng bày còn có 80 bức ảnh Thăng Long – Hà Nội của Tạp chí Xưa & Nay (Cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam). Những bức ảnh này phản ánh cuộc sống và những nét văn hóa sắc sắc của người Hà Nội. Vinh dự có những bức ảnh tham gia trưng bày tại Bảo tàng, ông Nguyễn Hạnh – Phó tổng biên tập Tạp chí Xưa&Nay chia sẻ rằng: “Tôi đang ấp ủ một chương trình Bình Dương xưa và nay nhằm tái hiện lại những bản sắc văn hóa truyền thống cũng như vẻ đẹp bình dị của người Bình Dương trong tiến trình phát triển của đất nước”. Đây là triển lãm trưng bày gốm cổ Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay - dự kiến đưa vào xác lập kỷ lục Việt Nam về gốm sứ. 

gom su minh long

Triển lãm Festival Gốm Sứ Bình Dương

 

Từ ngày 2 đến ngày 8/9/2010 tại sân vận động thị xã Thủ Dầu Một- Tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Triển lãm Festival Gốm Sứ Bình Dương.
 
Sản phẩm Cúp Hồn Việt của Cty Gốm Sứ Minh Long I
 
Theo Ban tổ chức cho biết, đây là lần đầu tiên Festival Gốm Sứ được tổ chức tại Bình Dương để chào mừng đại lễ Ngàn năm Thăng Long. Đến nay đã có 17 làng nghề, 50 doanh nghiệp  trên cả nước đăng ký  tham dự với hơn 200 gian hàng.  Đặc biệt triển lãm Festival Gốm sứ lần này, Ban tổ chức đã nhận được nhiều sản phẩm gốm sứ độc đáo gửi về trưng bày và sẽ được xác nhận kỷ lục 10 sản phẩm gốm sứ độc đáo nhất.
   
Trong những sản phẩm gửi đến trưng bày đã có 3 sản phẩm của Công ty Gốm Sứ Minh Long I đang được Ban tổ chức  quan tâm: Chén Ngọc Văn Lang cao 1 mét, hoa tiết vẽ trên một mặt phẳng, sản phẩm được ngự trên 3 con rồng, thể hiện 3 miền(Bắc –Trung –Nam) cũng đồng nghĩa vững như kiền 3 chân; Sản phẩm Cúp Sen vàng và Sản phẩm Cúp Hồn Việt mang những nét đặc điểm riêng ấn tượng.
 
Sản phẩm Chén ngọc Văn Lang của Cty Gốm Sứ Minh Long I
 
Ông Lý Ngọc  Minh –Tổng Giám Đốc Cty Gốm Sứ Minh Long I cho biết: để có được 3 sản phẩm gốm sứ độc đáo kịp tham gia Festival lần này chúng tôi đã làm bằng thủ công, miệt mài gần 5 năm được thực hiện bởi 22 nghệ nhân. Tác phẩm được nung hoàn nguyên liền khối, không bắt  ốc, không dán keo, được mạ vàng 24K.
 
Điểm nhấn của các sản phẩm là chứa đựng tâm linh “Hồn Việt”,  thể hiện tính mỹ thuật cao, đến hình ảnh đặc trưng của đất nước Việt từ ngàn năm…để khách tham quan khi nhìn vào đã cảm nhận được “Hồn “ của sản phẩm.
Bên cạnh những sản phẩm độc đáo của Minh LongI, cũng có những sản phẩm khá độc đáo của nhiều doanh nghiệp khác như: Bình gốm núi lửa dạng men nỗ, nung xúc tác ra men mạnh hơn, tạo cấu trúc lạ;  Sản phẩm Mẫu Tử, Dáng Sen,  Lá Sen, chiếc trống Quốc Bình Thăng Long  Hoa được trang trí bằng hoa văn Trống Đồng…của Cty Cường Phát;  Sản phẩm Thăng Long Hoài Cổ, chứa đựng yếu tố lịch sử  nói về vua Lý Công Uẩn đổi tên thành Đại  La bằng tên thành “Thăng Long” của Gốm Sứ Minh Cường…
 
Cũng trong dịp này,  Ban tổ chức đã mở cuộc thi “Ý tưởng thiết kế” với mong muốn thu hút nhân tài và tìm ra những mẫu thiết kế mới để góp phần thăng hoa gốm sứ Việt Nam; Hội thi “Tài Hoa Gốm Việt” được thể hiện của các làng nghề….