Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Tinh hoa gốm Việt hội tụ

Sáng ngày 3/9/2010, tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ Khai mạc trưng bày cổ vật gốm sứ với chủ đề: “Tinh hoa gốm Việt” cùng sự tham dự của các khách mời là đại diện các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, các phóng viên báo chí, đài phát thanh truyền hình và những du khách trên khắp mọi miền đất nước.
TS. Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Tiến Sĩ Nguyễn Đình Chiến – P.Giám đốc bảo tàng lịch sử Việt Nam rất ấn tượng với chủ đề “Tinh hoa gốm Việt” vì chủ đề này đã thể hiện những đặc trưng tiêu biểu của nghề gốm Việt Nam. Những hiện vật tham gia trưng bày đã được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm mang đến cho du khách thưởng ngoạn những gì tinh túy nhất của nghệ thuật gốm cổ. Có trên 700 hiện vật tham gia trưng bày chủ yếu là gốm men trắng, gốm men màu, gốm hoa lam,…đặc biệt là các hiện vật trên 5 chuyến tàu cổ: 1. Tàu Cù Lao Chàm chở hàng vào thế kỷ 15. 2. Tàu Bình Thuận chở gốm vào thế kỷ 16, 17. 3. Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu chở gốm thời Khang Hy – Trung Quốc. 4. Tàu Cà Mau chở gốm thời Ung Chính. 5. Tàu Kiên Giang chở gốm Thái Lan vào thế kỷ 15. Trong đó, đặc sắc nhất vẫn là các cổ vật trên con tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm vào thế kỷ 15. Những cổ vật này phản ánh kỹ thuật chế tạo đạt trình độ cao và phản ánh sự giao lưu kinh tế bằng con đường tơ lụa trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực vào thế kỷ 15. Có những cổ vật đạt tiêu chuẩn sứ, lần đầu tiên tìm thấy trang trí vàng kim trên gốm. 
Cắt băng khai mạc triển lãm "Tinh hoa Gốm Việt" tại Bảo tàng Bình Dương

Gốm men trắng xuất hiện từ thời Lý (TK 11 – 13), đây cũng được coi là thời đại của gốm men trắng với xương gốm dày, sắc men trắng như nước gạo nếp, men phủ dày và có vết rạn nhỏ li ti. Các loại hình chủ yêu như ấm, liễn,… Gốm men trắng còn tồn tại đến thể kỷ 18 – 19, chủ yếu trên các sản phẩm thuộc lò gốm Bát Tràng (Hà Nội) nhưng đã chuyển thành màu xám ngà trắng chì. 

Gốm hoa nâu còn gọi là gốm men trắng hoa nâu được xem như một dòng gốm đặc trưng nhất, mang đậm chất riêng Việt Nam với kỹ thuật độc đáo là cạo men phủ để tạo hoa văn, để lộ phần xương đất rồi mới tô nâu lên phần được cạo. Gốm hoa nâu xuất hiện từ thời nhà Lý (TK 11-13) với những đồ gốm kích thước nhỏ như: tượng người, ấm chén,… Dòng gốm này phát triển rực rỡ và trở thành đặc trưng gốm thời Trần (thế kỷ 13-14) với kỹ thuật như gốm thời Lý nhưng đa dạng về kiểu dáng và có kích thước lớn như: thạp, thố, bình,… trang trí hoa văn như hình hoa sen, chim muông, hình người,… mang đậm nét văn hóa Việt. Đến TK 18, dòng gốm hoa nâu đã giảm dần về số lượng.
Thạp Hoa Nâu đời Trần -
Gốm Quảng Đức

Gốm hoa lam còn gọi là gốm men trắng vẽ lam, xuất hiện cuối TK 14 vào đời Trần nhưng đến TK 15 mới được sử dụng rộng rãi với các loại hình chủ yêu như: bát, đĩa, ang, bình, lọ,…Màu xanh lam sáng, được thể hiện trên men trắng ngà, xương gốm bằng đất sét tinh luyện với những nét vẻ tinh xảo mang đậm sắc thái văn hóa Việt như: cánh sen, chim phượng, cá chép,… Trung tâm của gốm hoa lam TK 15-16 chủ yếu là vùng Hải Dương, trong đó các lò gốm Chu Đậu, Hùng Thắng phát triển mạnh.

Gốm cổ từ Bảo tàng Bình Định

Ngoài những cổ vật gốm sứ, tại cuộc trưng bày còn có 80 bức ảnh Thăng Long – Hà Nội của Tạp chí Xưa & Nay (Cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam). Những bức ảnh này phản ánh cuộc sống và những nét văn hóa sắc sắc của người Hà Nội. Vinh dự có những bức ảnh tham gia trưng bày tại Bảo tàng, ông Nguyễn Hạnh – Phó tổng biên tập Tạp chí Xưa&Nay chia sẻ rằng: “Tôi đang ấp ủ một chương trình Bình Dương xưa và nay nhằm tái hiện lại những bản sắc văn hóa truyền thống cũng như vẻ đẹp bình dị của người Bình Dương trong tiến trình phát triển của đất nước”. Đây là triển lãm trưng bày gốm cổ Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay - dự kiến đưa vào xác lập kỷ lục Việt Nam về gốm sứ. 

gom su minh long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét