Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Niềm vui các nghệ nhân làng nghề gốm sứ

Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 là ngày hội dành cho các làng nghề gốm sứ và những ai yêu thích nghệ thuất gốm sứ trên khắp mọi miền đất nước. Đủ các kiểu dáng, sắc màu của gốm hội tụ về đây. Trong niềm vui khi lần đầu tiên tham dự Festival gốm sứ tại Bình Dương, các nghệ nhân đã có những chia sẻ chân thành.

Anh Hoàng Thành Truyền – người phụ trách chính về kỹ thuật và tạo hình gốm sứ tại Làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam) cho biết: “Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 là cơ hội để chúng tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, các kỹ thuật tạo hình gốm sứ để ứng dụng cho cơ sở sản xuất của mình. Những sản phẩm trưng bày sẽ được bán sau đêm khai mạc Festival”.
Anh Hoàng Thành Truyền – người phụ trách chính về kỹ thuật và tạo hình gốm sứ tại Làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam)
Làng gốm Long Hồ (Vĩnh Long) đã trải qua nhiều chặng đường phát triển. Từ năm 1983, là một cơ sở sản xuất của nhà nước, Gốm Long Hồ từ những ngày đầu khó khăn đã vươn mình ra xa khỏi phạm vi nhỏ bé của khu vực. Năm 1993, Gốm Long Hồ trở thành một cơ sở sản xuất liên doanh với tên gọi Gốm Mỹ Nghệ Long Hồ. Tuy nhiên, sản phẩm giai đoạn này còn nhiều nhược điểm như: không nung được sản phẩm lớn, tỷ lệ hao hụt cao.
Bà Hồ Thị Thắm (giữa) – Người sáng lập Gốm Mỹ Nghệ Long Hồ - Vĩnh Long

Bà Hồ Thị Thắm – Người sáng lập Gốm Mỹ Nghệ Long Hồ chia sẻ: “Từ năm 1997, chúng tôi đã nghiên cứu thành công quy trình nung đất đỏ theo công nghệ mới và khắc phục những nhược điểm trên. Các sản phẩm đạt chất lượng cao và có mặt ở các nước châu Âu, Mỹ và Nhật”.
Đại diện làng gốm Tây Sơn - Bình Định - Nghệ nhân Phan Thanh Bộ
Đại diện cho tỉnh Bình Định tham dự Festival Gốm sứ Việt Nam 2010 là Làng gốm Tây Sơn. Nghệ nhân Phan Thanh Bộ chia sẻ: “Đã tham gia nhiều hội chợ triển lãm và Festival, gần đây nhất là Festival Tây Sơn Bình Định – 2008 nhưng Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 mang một dấu ấn đặc biệt. Đây là một cơ hội để chúng tôi được giao lưu và học hỏi về kỹ thuật chế tác gốm sứ của các làng nghề trên khắp mọi miền đất nước. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng làng gốm Tây Sơn mà là niềm vinh dự cho tất cả những làng gốm tham dự Festival lần này”.
Nghệ nhân Đàng Xem - làng nghề Bàu Trúc Ninh Thuận trong đêm pháo hoa khai mạc
Tên tuổi của Nghệ nhân Đàng Xem không mấy xa lạ đối với những ai yêu thích nghệ thuật gốm sứ. Ông là người đã đưa làng nghề Bàu Trúc (Ninh Thuận) hội nhập với sự phát triển của nghề gốm trong cả nước. Không ngừng sáng tạo để thúc đẩy Làng gốm Bàu Trúc đi lên và mang lại đời sống ấm no cho các công nhân làm gốm là những gì ông luôn ấp ủ. 

T
ất cả những nghệ nhân cùng làng nghề tham dự Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010 đều có cùng tâm trạng vui tươi và phấn khởi, niềm tự hào khi được tham dự một lễ hội gốm sứ lớn nhất từ trước đến nay. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét